Bài học từ nước Ý
Khi số ca nhiễm tiếp tục lan rộng ở Ý, toàn bộ đất nước đã bị
phong tỏa
vào ngày 9/3, với quy định những người vi phạm sẽ bị phạt với mức 232 USD và 6 tháng tù giam.
Nhưng hàng trăm ngàn người Ý kể từ đó đã bị cảnh sát bắt giữ vì đã vi phạm lệnh cấm. Sau đó, quân đội đã được điều động để hỗ trợ thực thi các quy định khi số ca tử vong tăng vọt và các bệnh viện oằn mình dưới sự quá tải. Thời điểm Ý tuyên bố hơn 1.400 người chết trong khoảng thời gian 2 ngày, chính quyền đã buộc Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog phải ban hành những hạn chế nghiêm ngặt hơn nữa đối với người dân và doanh nghiệp.
Trong khi châu Âu đã trở thành tâm dịch thay thế Trung Quốc, nhiều nước phương Tây dường như không học được từ ví dụ của Ý.
Tại London, mọi người vẫn đổ xô đến các công viên để đắm mình trong một ngày cuối tuần đầy nắng bất chấp lời khuyên của chính phủ. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đẩy mạnh các biện pháp và quyết định phong tỏa cả nước.
Theo đó, mọi người sẽ chỉ được phép rời khỏi nhà để thực hiện các việc như mua sắm các nhu yếu phẩm cơ bản, tập thể dục, dịch vụ y tế hoặc những việc thực sự cần thiết. Các cuộc tụ tập công cộng sẽ bị phạt tiền.
Bộ trưởng Y tế Vương quốc Anh Matt Hancock trước đó nói rằng những công dân không thực hành các biện pháp cách ly xã hội là "rất ích kỷ", trong khi Thống đốc New York Andrew Cuomo mô tả mọi người tụ tập trong công viên là một "sai lầm", "kiêu ngạo" và "vô cảm".
Nguyên nhân người dân bất cấp lệnh cấm
Nhưng Nick Chater, giáo sư bộ môn Khoa học hành vi tại Trường kinh doanh Warwick, nói với CNN rằng các nhà lãnh đạo phương Tây đã "rất lẫn lộn trong thông điệp của họ" khi họ dần yêu cầu đóng cửa các quán bar, nhà hàng, nhà hát và trường học trong nhưng chỉ kêu gọi công chúng lắng nghe lời khuyên để giúp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
"Khi mọi người nhận được lời khuyên khá nhẹ nhàng để làm một cái gì đó, tôi không nghĩ họ xem điều là cần thiết phải làm điều đó bằng mọi cách. Vì vậy, chúng ta không nói chúng tôi khuyên bạn nên dừng đèn đỏ, chúng tôi khuyên bạn bạn lái xe ở bên này đường... Chúng ta chỉ nói rằng bạn phải làm việc này. Nếu không, bạn đang vi phạm luật", ông nói thêm.
Các chính phủ phương Tây đã miễn cưỡng thực hiện các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Trong khi đó, Trung Quốc đã nhanh chóng áp dụng biện pháp này chỉ sau khi dịch Covid-19 bùng nổ.
Vào cuối tuần, đám đông vẫn đổ xuống bãi biển California, trên những con đường mòn đi bộ hay ở công viên, bất chấp quy định tránh tiếp xúc gần với người khác của tiểu bang. Bãi biển Bondi nổi tiếng của Úc cũng chật cứng hàng nghìn người, cho đến khi chính quyền bang đóng cửa bãi biển.
Những người phẫn nộ trên mạng truyền thông xã hội đã chia sẻ hình ảnh của các đường phố và điểm du lịch đông người, và gọi những người phớt lờ các quy tắc là "Covidiots" (ghép từ Covid và idiots - những kẻ ngốc).
Thống đốc bang California, ông Gavin Newsom đã nói với những người trẻ tuổi ở các bãi biển: "Đừng ích kỷ" trong khi Thủ tướng Úc Scott Morrison chỉ trích thái độ "coi thường" các quy tắc cách ly xã hội.
Nhưng ông Chater cho rằng những phát ngôn này không đủ. "Có một sự thất bại lớn về truyền thông", ông nói. "Nhìn vào Trung Quốc và Hàn Quốc, chúng tôi có thể thấy những chiến lược thực sự có hiệu quả: ở Trung Quốc, vấn đề chính là phong tỏa rất nghiêm ngặt, có thể là nghiêm ngặt hơn mức cần thiết. Nhưng chúng tôi biết rằng việc phong tỏa chặt chẽ sẽ có hiệu quả. Còn ở Hàn Quốc, mọi người vẫn được tự do di chuyển, nhưng quốc gia này đã tiến hành xét nghiệm trên quy lớn trong một thời gian ngắn. Có lẽ chúng ta cần phải kết hợp các chiến lược đó", ông nói thêm.
Mặc dù những quy định nghiêm ngặt ở Trung Quốc đã khiến một số cư dân không thể rời khỏi nhà trong hơn một tháng và khiến nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng nhưng nhờ vậy, Trung Quốc đã có nhiều ngày không ghi nhận các ca nhiễm mới trong nước, hầu hết các ca mới phát hiện đều từ nước ngoài trở về.
Cách ly xã hội cũng là biện pháp hiệu quả nhất để giữ tỷ lệ lây nhiễm ở Hồng Kông ở mức thấp, mặc dù các ca nhiễm có dấu hiệu tăng trở lại.
Một số nước châu Âu hiện đang có nhiều hành động để làm chậm sự lây lan của virus. Ở Pháp, hàng ngàn khoản phạt tiền đã được ban hành cho những người vi phạm, trong khi nhiều công viên và bãi biển đang bắt đầu đóng cửa.
Nhưng nếu các nhà lãnh đạo nếu muốn mọi người thực hiện, phải biến các quy định này thành bắt buộc, trước khi quá muộn, ông Chatter nhấn mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét