Thứ Tư, 4 tháng 3, 2020

Vì sao Fed hạ lãi suất lúc này

Thị trường chứng khoán, và cả Tổng thống Mỹ Donald Trump, thực sự muốn Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất càng sớm càng tốt, do lo ngại ảnh hưởng của Covid-19. Và hôm qua, họ đã được toại nguyện. Chưa cần chờ đến phiên họp chính sách ngày 17-18/3, Fed đột ngột thông báo hạ lãi suất thêm 0,5%. Đây là lần đầu tiên kể từ khủng hoảng tài chính 2008, cơ quan này can thiệp giữa chừng.

Các ngân hàng trung ương luôn tránh tối đa việc khiến thị trường hoảng loạn. Họ cân nhắc từng từ để người tiêu dùng và nhà đầu tư hiểu rõ dụng ý. Vì thế, khi Fed hạ lãi suất khẩn cấp, đó thực sự là tình huống khẩn cấp.

Thời điểm của động thái này cũng khiến nhiều người ngạc nhiên, khi chỉ trước đó vài giờ, Chủ tịch Fed Jerome Powell và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin thông báo các nước G7 sẽ có biện pháp phù hợp đối phó Covid-19, nhưng không cho biết chi tiết. Thêm vào đó, chỉ hai tuần nữa, Fed sẽ có phiên họp chính sách. Đây mới là thời điểm họ thường công bố điều chỉnh lãi suất.

Thậm chí, ảnh hưởng của dịch bệnh lên kinh tế Mỹ đến nay vẫn còn rất nhỏ. Người ta chỉ mới thấy các cảnh báo, chứ chưa nhận được các thông tin như số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần nào đó tăng vọt.

Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell trong buổi họp báo hôm qua. Ảnh: AP

Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell trong buổi họp báo hôm qua. Ảnh: AP

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Fed cần phải hành động ngay lập tức. Đây là cách duy nhất để trấn an nhà đầu tư rằng cơ quan này không phớt lờ rủi ro từ dịch bệnh.

"Fed không thể bỏ qua tác động thực sự của Covid-19 lên nền kinh tế", Tony Fratto - một cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ dưới thời George W. Bush cho biết trên CNN , "Chờ đến phiên họp sau thì sẽ mất uy tín lắm. Vì mọi thứ đang diễn biến quá nhanh". Tuần trước, Phố Wall còn có tuần tệ nhất kể từ năm 2008.

Hạ lãi suất dĩ nhiên không thể giải quyết nguyên nhân gốc rễ của việc kinh tế đi Công ty dịch thuật Sài Gòn 247 Blog xuống, như chuỗi cung ứng gián đoạn và sản xuất đình trệ. Vì những việc này do dịch bệnh gây ra. Thêm vào đó, Fed cũng đang cạn kiệt công cụ, khi lãi suất tại Mỹ đã ở mức rất thấp.

Tuy nhiên, khi bạn không có công cụ hoàn hảo trong tay, điều đó không có nghĩa bạn không được dùng những thứ mình đang có. Trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng chuyển xấu và lạm phát chưa phải là vấn đề đang lo ngại, Fed quyết định sử dụng công cụ không hoàn hảo này.

Với việc hạ lãi suất, Fed muốn hỗ trợ thị trường tài chính và các hoạt động tổng thể của nền kinh tế. Họ không muốn những gián đoạn hiện tại đẩy Mỹ vào vòng xoáy suy thoái. NYT cho rằng Fed nhiều khả năng sẽ còn áp dụng các biện pháp ngầm khác, để cấp dòng tiền ổn định cho doanh nghiệp và người tiêu dùng trong trường hợp dịch bệnh lan rộng.

Fratto nói rằng động thái của Fed cũng mang tính tiên phong. Họ đã làm những gì một ngân hàng trung ương có thể làm. Trách nhiệm giờ sẽ chuyển đến cơ quan y tế, Quốc hội và Chính phủ Mỹ. Nhiều biện pháp khẩn cấp cần được thực hiện nhằm đảm bảo dịch bệnh không lan rộng và nền kinh tế có nguồn vốn cần thiết để đối phó khủng hoảng.

Có nhiều tín hiệu cho thấy Mỹ và các chính phủ khác sẽ cân nhắc kích thích tài khóa, để phối hợp cùng chính sách tiền tệ, nhằm ngăn nền kinh tế rơi tự do. Nhưng dĩ nhiên, phản ứng hiệu quả từ giới chức y tế còn có tác dụng gấp nhiều lần so với chỉ áp dụng chính sách tài khóa hoặc tiền tệ.

Giới chuyên gia cho rằng Fed có thể vẫn chưa dừng lại. Thị trường vẫn lo ngại rằng thiệt hại kinh tế không chỉ kéo dài vài tuần, mà vài tháng, hoặc thậm chí hàng quý. Khoảng thời gian bất định này có thể là lý do Fed phải ra chính sách phòng thủ.

"Rất nhiều người không chắc chắn liệu việc này có phải tạm thời hay không, hoặc còn chuyện gì tồi tệ hơn nữa. Nhưng nếu nhìn vào cảnh báo của các công ty như Apple hay Microsoft, bạn sẽ thấy vấn đề nguồn cung và nhu cầu rất trầm trọng. Nó khiến người ta càng có nhiều lý do để lo lắng", Scott Kessler - Giám đốc hãng tư vấn Third Bridge cho biết.

Việc Powell và các thành viên khác của Fed nhấn mạnh họ sẵn sàng làm "bất kỳ việc gì" để giữ nền kinh tế không rơi vào vòng xoáy mất kiểm soát là điều đáng chú ý. Trong phiên họp sắp tới, Fed có thể tiếp tục hạ lãi suất.

"Khả năng này rất cao. Thị trường không muốn Fed chỉ hành động một lần. Họ sẽ phải sẵn sàng giảm lãi liên tiếp. Còn nếu chỉ dừng lại ở động thái hôm qua, đó sẽ là một thảm họa", Eric Winograd - nhà kinh tế học cấp cao tại AllianceBernstein nhận định.

Hà Thu (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét